Khái quát chung
Phân họ muỗi Culicinae thuộc họ muỗi Culicidae, phân bộ râu dài Nematocera, bộ hai cánh Diptera. Ở Việt Nam hiện tại có khoảng 180 loài muỗi Culicinae, trong đó 15 loài truyền giun chỉ, sốt xuất huyết và bệnh viêm não.
Kích thước của muỗi Culicinae thay đổi nhiều. Chỉ số dùng để chỉ độ lớn của muối là chiều dài của cánh. Có những loài muỗi nhỏ, chiều dài của cảnh khoảng 3mm (Uranotienia, Hodgesia…) những loại muỗi trung bình chiều dài của cánh khoảng 4,5mm – 5mm (Culex, Aedes…) và những loại muỗi lớn chiều dài của cánh khoảng 5mm-6mm (Armigeres, Toxorhynchites…)
Màu sắc của muỗi cũng thay đổi theo từng loại, từng giống. Giống Aedes thường có màu đen và cánh bạc, giống Culex có màu nâu hoặc vàng rơm. Có loại màu nâu và có nhiều đốm trắng như muỗi Mansonia, Coquillentiddia còn được gọi là muỗi vằn.
Chu kỳ phát triển của muỗi qua 4 giai đoạn: Trứng- bọ gậy-quăng-muỗi trưởng thành.
Ở Việt Nam hiện biết 180 loài thuộc 17 giống muỗi Culicinae trong đó khoảng 19 loài thuộc các giống Aedes, Culex, Mansonia có vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, viêm não Nhật Bản, giun chỉ ở Việt Nam. Giống Aedes ở Việt Nam đã phát hiện 16 phân giống, 59 loài.
Đặc điểm hình thái của muỗi Aedes
1 Trứng của muỗi aedes
Ở hầu hết các loài, trứng có hình bầu dục, một đầu rộng và một đầu hẹp, đầu rộng có một lỗ noãn được bao bọc bởi vòng globulin trong suốt. Trứng của giống muỗi Aedes nhỏ không có phao nổi. Muỗi đẻ trứng trên những giá thể ẩm ướt không trực tiếp để vào nưỡc. Trứng có dạng con thuyền nhỏ, mặt trên phẳng và mặt dưới cong. Trứng được đẻ thành từng cái rời rạc bám trên thành các dụng cụ chứa nước. Trứng muỗi được bao bọc bởi 3 lớp màng: màng vàng. màng chorion trong (màu đen) và màng chorion ngoài. Mỗi con muỗi cái từ 60 – 100 trứng/ lần đẻ. Trứng muỗi có màu đen.
Ở những nơi khí hậu ấm áp, thời gian từ trứng phát triển thành bọ gây mất khoảng từ 4 đến 7 ngày hoặc có thể dài hơn nếu nguồn nước thiếu thức ăn. Sau đó bọ gây phát triển hết và chuyển thành loăng quăng, còn gọi là cung quăng có hình dấu phấy: loăng quăng không ăn và hầu như chỉ ở trên mặt nước nhưng khi bị khuấy động chúng cũng lẫn nhanh xuống đáy nước để tránh nguy hiểm. Khi loăng quăng phát triển đến mức độ phù hợp thì muỗi trưởng thành nở ra và chui qua vỏ loăng quăng đã được tách ra ở một đầu. Ở vùng nhiệt đới, giai đoạn phát triển từ loãng quăng thành muỗi trưởng thành mất khoảng từ 1 đến 3 ngày.
Như vậy toàn bộ thời gian từ trứng muỗi nở thành muối trưởng thành ở điều kiện tốt nhất chiếm khoảng từ 7 đến 13 ngày; trong đó giai đoạn trứng nở ra bọ gậy từ 2 đến 3 ngày, bọ gây phát triển thành loăng quăng từ 4 đến 7 ngày và loăng quăng nở thành muỗi trưởng trường thành từ 1 đến 3 ngảy, thời gian tiêu sinh của muỗi khoáng 5 ngày.Muỗi cái sống từ 20 đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12 ngày; số lượng trứng đẻ của mỗi con muỗi cái từ 60-100 trứng/lần đẻ, trứng muỗi có màu đen, riêng rẽ tử quả một dính vào thành vật chứa hay chìm xuống nước.
Tỷ lệ sống sót từ Trứng àmuỗi trưởng thành: 59,7%
Có thể bạn quan tâm các loại thuốc diệt muỗi tốt nhất hiện nay
2 Bọ gậy muỗi Aedes
Cơ thể bọ gậy chia ra làm ba phần: đầu, ngực và bụng. Đặc điểm đặc trưng của bọ gậy Aedes có một chùm lông nằm ở giữa ống thở. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng của ống thở gọi là chỉ số ống thở. Bọ gậy giống Aedes thường có chỉ số ôngd thở nhỏ, đa số lớn hơn 1 và chỉ số có một đôi chùm lông ở ống thở.
Bọ gậy và lăng quăng là hai giai đoạn khác nhau trong chu kỳ phát triển được gọi chung là ấu trùng muỗi. Về phân biệt các loài muỗi, chỉ có trứng, bọ gậy và muỗi trưởng thành mới có những đặc điểm để phân loại, nhận biết từng loại; riêng lãng quăng ít có sự khác biệt giữa các loài nên khó phân biệt. Giai đoạn bọ gậy phát triển từ tuổi I đến tuổi IV có thời gian dài hơn loăng quăng nên dễ phát hiện, còn lăng quăng chỉ trong thời gian ngắn đã nở thành muỗi trưởng thành. Nếu diệt được ấu trùng muỗi có thể chủ động ngăn ngừa được dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển vì mật độ hoạt động của muỗi trưởng thành đã được khống chế hạ thấp
3 Quăng Aedes
Quăng của muỗi Culicidae nói chung và muỗi Aedes nói riêng, Bên ngoài quăng được bao bọc bởi lớp vỏ màu sẫm. Cơ thể quăng chia thành 2 phần: đầu ngực và bụng. Phần đầu ngực có dạng hình cầu. Phía trước đầu tương đối phẳng và có phần phụ miệng. Ở hai bên đầu có một đôi mắt kép lớn và phía sau mắt kép là 5 mắt đơn. Phía trước mắt kép là gốc râu. Đốt gốc râu của quăng đực lớn hơn quăng cái. Râu áp sát vào mặt bên của phần ngực. Trên lưng ngực mang đôi ống thở hình trụ. Phần bụng có 09 đốt, từ đốt II đến đốt VII có cấu tạo tương đối giống nhau, đốt i nhỏ hơn, đốt VII mang vây đuôi và di tích đốt IX, trên phần bụng có cấu trúc lông.
4 Muỗi Aedes trưởng thành
Chỉ số dùng để chỉ độ lớn của muỗi là chiều dài của cánh. Màu sắc của muỗi cũng thay đổi theo từng loại, từng giống. Giống Aedes thường có màu đen và ánh bạc, giống Culex có màu nâu hoặc vàng rơm. Có loại màu nâu và có nhiều đốm trắng như muỗi Mansoria, Coquillenttidia. Muỗi Aedes có kích thước trung bình, độ dài sải cánh vào khoảng từ 4,5-5mm. Muỗi Aedes thường có màu đen, điểm nhiều vây trắng bọc tập trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muối nên được gọi là muỗi vằn. Cơ thể muỗi được chia làm ba phần: đầu, ngực và bụng.
Đa số các loài thuộc giống Aedes có kích thước trung bình và nhỏ màu đen có phủ vảy trắng bạc tập trung thành từng cụm hoặc từng đường tùy theo từng loại, vòi thon và thẳng có lông sau lỗ thở. Ở trên mặt lưng ngực có hai đường vảy trắng bạc phình ra, như hai nửa vòng cung ôm hai bên lưng nên gọi là hình đản, đầu muỗi có hai đốm vảy trắng bạc đính ở gốc râu đinh pan trắng.
Trên mặt lưng ở gốc các đốt II đến VIII đều có đưởng vảy trắng ngang từng đốt, gốc các đốt bàn chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hoàn toàn. Có thể phân biệt muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trưởng thành dựa vào hình dạng vảy trắng trên lưng ngực muỗi. Đối với Ae. aegypt, có hai đường vảy trắng tạo thành hình đàn lya trên lưng ngực. Ngược lại, Ae. Albopict chỉ có 1 đường vảy trắng rộng ở giữa lưng ngực
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Giống muỗi Aedes đẻ trứng thành bè, bám trên thành các dụng cụ chứa nước. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của môi trường và tùy từng loại mà trứng có thể nở thành bọ gậy nhanh hay chậm. Muỗi trưởng thành đẻ trứng thành bể, chỗ mép nước trứng có vỏ dày, khi mới đẻ trứng có lớp chất dính để bám vào thành dụng cụ chứa nước. Nếu gặp môi trường thuận lợi trứng nở thành bọ gậy sau 2-5 ngày. Nếu ở trạng thái khô hạn trứng có thể tồn tại trên 6 tháng. Chu kỳ phát triển từ trứng đến muỗi nhiệt độ 28°C thời gian 11-18 ngày
Muỗi trưởng thành hút máu vào ban ngày, hoạt động mạnh vào thời điểm bình minh (6-8 giờ) và trước hoàng hôn (16-18 giờ). Muỗi Aedes hút cả máu người lẫn máu động vật khác (chó, mèo, lợn, gà).
Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết có thể sinh sản và phát triển ở các điểm ở ngoài nhà để lây nhiễm bệnh từ đống rác, vỏ xe, vật liệu xây dựng, mảng nước, bể nước, các chậu cây cảnh đọng nước và nhiều loại vật chứa. Tại nhiều khu vực, trong mùa hè nắng nóng, khô hạn ngoài những trận mưa giông giải nhiệt, các hộ gia đình thường lắp đặt thiết bị vòi nước phun sương trên các mái nhà hàng ngày để giải nhiệt. Ngoài lợi ích giải nhiệt, nước mưa, vòi nước phun, ống xả nước của điều hòa còn có thể là nơi tạo nên các ô chứa loăng quăng thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sinh sản phát triển và truyền bệnh
Phân bố của muỗi Aedes
Giống Aedes có nhiều loài là véc tơ quan trọng của một số bệnh thường gặp như:
– Ae. aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh sốt vàng (Christophers, 1960), (Bùi Đại, 1999). Đây là loài hút máu và trú đậu chủ yếu trong nhà.
– Ae. albopictus truyền sốt rét chim, viêm não ngựa miền Đông và Tây, visus sông Nin, Chikungunya và viêm não Nhật Bản (Huang, 1972), có khả năng truyền sốt xuất huyết (Bùi Đại, 1999). Đây là loài hút máu và trú đậu chủ yếu ngoài nhà.
– Ae. vexans truyền bệnh viêm não ngựa miền tây và virus sông Nin (Reinet, 1973).
– Ae. vigilax véc tơ chính của bệnh giun chỉ ở Caledonia và các quần đảo Loyati (Belkin, 1962).
– Ae. lineatopennis truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở Malaysia (Vythilingam et al, 1997) truyền giun tím chó Dirofilaria initis (Leidy) ở Thái Lan (Tippawingkosol et al, 1998).
Vai trò gây bệnh và gây hại
Trong các bệnh trên thì sốt xuất huyết Dengue là một bệnh do vi rút dengue thuộc nhóm Flavivirus (họ Flaviviridae) gây ra. Bệnh được truyền từ người bệnh sang người bệnh sang người lành do một số véc tơ như Ae. Albopictus, Ae. Polynesiensis, Ae. cutellaris ở khu vực Thái Bình Dương (WHO, 1980 Bùi Đại, 1999). Ở Việt Nam, bệnh này xuất hiện hầu như quanh năm, các vụ dịch lớn thường xảy ra theo chu kỳ 3-4 năm một lần. Trong các vụ dịch người ta đã phân lập được 4 tuýp của vi rút dengue, trong đó vi rút dengue tuýp II chiếm ưu thế nhất và Ae. aegypti được xem như là véc tơ truyền bệnh chính.
Ở nước nhiệt đới như Việt Nam, muỗi Aedes aegypti là vật quan trọng truyền bệnh Dengue, bệnh sốt xuất huyết, bệnh sốt vàng và các bệnh virus khác. Một loài gần với loài này là Aedes albopictus, cũng có thể truyền bệnh Dengue. Ở một số nơi, loài Aedes truyền bệnh giun chỉ. Bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue là bệnh thường gặp ở thành phố của vùng Đông Nam Á. Muỗi truyền bệnh là Aedes aegypti và Ae. albopictus.
Biện pháp chủ yếu để phòng chống muỗi Aedes
Biện pháp chủ đạo nhất là biện pháp sinh học, quản lý và vệ sinh môi trường, điều khiển môi trường. Tùy từng đối tượng và mùa phát triển của từng loại muỗi mà xác định thời gian và biện pháp phù hợp:
– Dùng cá có sẵn ở địa phương thả vào các dụng cụ chứa nước nhân tạo, hoặc thả Mesocyclop hoặc các tác nhân sinh học khác trong dụng cụ chứa nước.
– Loại bỏ các dụng cụ không cần thiết trong nhà và ngoài vườn (chai, lọ, lu, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, vỏ dừa,…); vệ sinh môi trường sạch sẽ, vệ sinh xung quanh nhà ở, lấp đầy, loại bỏ những dụng cụ chứa nước không cần thiết; đậy kín các dụng cụ chứa nước bằng nắp, vải mùng; lật úp các dụng cụ chứa nước nhỏ như xô, chậu, bát, máng nước gia cầm,…
– Đối với bẫy kiến, lọ hoa, chậu cây cảnh, khay nước tủ lạnh, điều hòa: cho dầu hoặc muối vào để ngăn bọ gậy, lăng quăng phát triển; cọ rửa bằng bàn chải thành các dụng cụ chứa nước thường xuyên để diệt trứng muỗi bám trên bề mặt ít nhất 1 lần/tuần.
– Xử lý bằng hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi nước đọng như: hố ga thoát nước, hốc cây, kẽ lá cây, bể cảnh và các ổ nước đọng khác. Các hóa chất diệt ấu trùng muỗi ở những nơi nước đọng được Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo (năm 2009) theo Bảng 2
– Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm nên xây xa nhà ở, hạn chế sự tiếp xúc giữa nguồn bệnh và con người để phòng tránh sự lây lan bệnh truyền từ động vật sang người.
Biện pháp phun hóa chất diệt muỗi chỉ nên tiến hành khi có dịch xảy ra. Khi có nhiều muỗi hoặc đang có dịch thì dùng Malathion, Permethrin,… phun dưới dạng sương mù (ULV- Ultralow volum). Các hóa chất được Tổ chức Y tế khuyến cáo dùng cho phun mù nóng và phun mù lạnh xử lý muỗi truyền sốt xuất huyết Dengue được mô tả ở Bảng 3.
Sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân như phòng muỗi đốt: làm lưới chắn muỗi vào nhà, thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần áo dài nếu có thể, nhất là đối với trẻ nhỏ; xua diệt muỗi bằng hương xua muỗi, bình xịt xua, diệt muỗi cầm tay, hun khói bằng đốt vỏ cau, dừa hoặc lá cây; treo mành tre, rèm tẩm hóa chất diệt muỗi ở cửa ra vào, cửa sổ hoặc sử dụng vợt điện,…
Bài viết liên quan: Dịch vụ phun muỗi phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết