Gián Và Các Biện Pháp Phòng Chống

gián

Gián thuộc lớp côn trùng, có khoảng 3500 loài đã được biết trên toàn thể giới, song chỉ có một số loài gián nhà được chú ý vì chúng đac thích ứng sống trong nhà. Ở Việt Nam việc nghiên cứu về gián còn ít, nhất là về khu hệ, vai trò dịch tễ của nó. Theo các tài liệu đã công bố, cho đến nay ở Việt Nam mới phát hiện khoảng 10 loài. Những loài gián thường gặp nhất ở VN là gián Mỹ (Periplaneta alericana), giản Úc (Periplaneta australasiae), gián Đức (Blattella germanica).

Đặc Điểm Hình Thái Của Gián

Gián là loại côn trùng có cơ thể dẹt hướng lưng bụng, thông thường có đôi cánh ôm kín lưng. Kích thước cơ thể dài từ 2-3 mm đến 80 mm. Thân thể màu nâu sáng hoặc đen. Đa số các loại giản ít khi bay nhưng chúng bò rất nhanh. 

Cơ thể gián nhà gồm ba phần: đầu, ngực và bụng.

Phần phụ miệng kiểu nghiền.

Trên ngực có 3 đôi chân, thuộc kiểu chân bò nên mảnh, dài, gồm 5 đốt: đốt hàng, đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn. 

Hai đôi cánh dài bằng nhau, có nhiều gân màu nâu thẫm đặc trưng, xếp chéo trên lưng con vật. Đôi cánh trước dày và sẫm màu hơn, phủ ở trên. Đôi cánh sau mỏng như lụa, ở phía dưới.

Cả giản đực lẫn gián cái phía trên hậu môn đều có một phần phụ đuôi phân đốt (cercus). Riêng gián đực còn có thêm một đôi gai giao phối không phân đốt (stylus).

Những loài gián nhà thường gặp là:  

Gián Mỹ (Periplaneta americania Linnaeus, 1758)

Cơ thể dài 35-40 mm, có màu cách gián đậm hoặc nhạt hơn đẻ trứng thành ổ, có 16 trửng, xếp thành hàng hai dài từ 8-10mm.

Gián Mỹ phân bố khắp thế giới. Chúng thích nhiệt độ ấm khoảng 29°C và không chịu đựng được nhiệt độ lạnh. Trong khu dân cư, những con gián sống trong tầng hầm và cống rãnh, không gian hẹp, các vết nứt và khe kẽ sân và nền nhà và có thể di chuyển ngoài trời vào sân trong thời tiết ẩm. Gián bò nhanh tốc độ 5,4 km/h; trung bình 3,4 km/h. Nó đặc biệt thích các loại thực phẩm lên men..  

Gián Đức (Blattella ertiganica Linnaeus, 1767)

Cơ thể dài 10-15mm và có màu nâu vàng sáng. Gián cái thường mang ổ trứng cho tới khi gần nở thành gián con; ổ trứng, có màu sáng, dài 7 – 9 mm và có 40 trứng. Gián Đức thích sinh sống nơi cao ráo, trong các kho tạp hóa, trên tàu bè, chạn, tủ.  

Giản Úc (Periplaneta australasiae Fabrics, 1775)

Giản Úc được gặp chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Gián Úc cũng giống loài gián Mỹ, nhưng cơ thể nhỏ hơn (dài 31-37mm) và màu sắc đen hơn. Loại gián này có 2 sọc vàng nhạt từ 2 bên ngốc cánh kéo xuống 1/3 chiều dài của cánh trước. Một ổ trứng của gián Úc từ 22-24 trứng.

Gián Phương Đông ( Blatta orientalis L.)

Gián Phương Đông thường gặp ở các vùng khí hậu mát mẻ.

Đây là loại gián có kích thước cơ thể nhỏ (dài 20-27mm) có màu thẫm đen, cơ thể hơi hình cầu. Con cái khác con đực một số đặc điểm như cánh thiếu nhưg có 2 chùy vết tích của cánh rất ngắn nằm ngay sau đầu, cơ thể rộng hơn con đực. Con đực có phù phần chính thân, màu nâu, thân mảnh hẹp. Con đực già có khả năng bay rất ngắn (khoảng 2-3m). Trứng xếp thành hàng 10-12mm và có 16-18 trứng.

Gián sọc nâu (Supella longipalpa Fabricius, 1798)

Gián có băng vàng, nâu xuất hiện ở hầu hết các khu dân cư trên toàn thế giới. Cơ thể dài từ 10-14 mm và có băng ngang màu vàng nâu. Ổ trứng xếp thành hàng dài 4.5 mm và có 16 trứng

Đặc điểm sinh học, sinh thái của gián

Gián phát triển qua 3 giai đoạn: Trứng – thiếu trùng – trưởng thành. Gián cái đẻ trứng kết dính thảnh ổ có hình quả đậu gọi là ootheca. Một số loài, như gián Đức mang trứng phía sau lưng. Đa số các loài gián khác để trứng sau một hoặc hai ngày. Ootheca rất đặc trưng cho từng loài, sử dụng để phân biệt các loài. Tùy loài, tùy điều kiện nhiệt độ và độ ẩm, trung gian có thể nở sau 1 đèn 3 tháng.

Gián con hay thiếu trùng, thường không có cánh và kích thước chỉ dài vài mm; khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Gián con lớn lên bằng cách lột xác. Gián con phát triển và trở thành gián trưởng thành sau vài tháng đến hơn một năm tùy thuộc vào từng loài. Gián trưởng thành có thể có hoặc không có cánh.

Gián thuộc loại ăn tạp và phàm ăn, chúng ăn tất cả các loại thức ăn mà con người sử dụng. Nhưng chúng rất thích chất bột đường. Chúng nhấm sữa, bơ, bánh ngọt, bột đường và sôcôla ngọt v.v… ăn cả xác lột của chúng, gián chết, máu khô, màu tươi, phân; nhấm cả móng chân, móng tay trẻ em, người ngủ hoặc người ốm.

Gián là động vật ăn chất thải rất mất vệ sinh ở các khu dân cư. Con gián nhà được coi là loài gây hại ở hầu hết các căn nhà của chúng ta vì chúng có tập tính bẩn thỉu và mùi hôi khó chịu. Ban đêm chúng tìm thức ăn trong bếp, trong chọn nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước. Gián có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, tuy nhiên ở vùng ôn đới chúng sống trong nhà, nơi ấm áp, ẩm thấp và có thức ăn thích hợp.

Các loài gián nhà như gián Đức, gián Mỹ, rất thích sống và phát triển trong các tủ, thùng đựng quần áo cũ bằng gỗ hay bằng giấy carton; đặc biệt những dụng cụ đó đã cũ và không kín.

Giản thường sống thành bầy đàn. Chúng thưởng hoạt động về đêm. Ban ngày ẩn náu ở chổ tối như hang, hốc, kẽ tường, kẽ cửa, hố ga, cống rãnh thoát nước v.v… Ban đêm ra hoạt động kiếm ăn.

Có một số loài gián có thể di cư thành đàn do sự phát triển đông đúc. Chúng đi cư đến địa điểm mới bằng cách bò hay bay. Gián có thể được đưa đi xa bằng các phương tiện như máy bay, tàu biển và các loại xe cộ khác.

Gián thường phân bố ở đâu ?

Gián phân bố khắp nơi trên thế giôi, tuy nhiên thành phần loài gián khác nhau ở từng vùng địa lý, khí hậu, độ cao và sinh cảnh. Một số loài gián phân bố rộng như gián Đức, gián Mỹ, gián Úc; nhiều loại phân bố hẹp, chỉ ở phạm vị vùng, lãnh thổ hay quốc gia và sinh cảnh. Có loài chỉ phân bố hay sinh sống trong nhà, gần người, có loài sống trong rừng xa người.

Vai trò gây bệnh, gây hại của gián

Gián là vật gây hại quan trọng vì chúng nhiễm bẩn và huỷ hoại thức ăn, gậm nhấm vải vóc, giấy sách. Các chất tiết, mửa từ miệng gián và các tuyến trên cơ thể có mùi đọng lại rất lâu và rất khó chịu ở những nơi chúng đi qua.

Các sinh vật gây bệnh như bacteria, đơn bào, và virus có thể tìm thấy trên cơ thể gián. Các dạng khác nhau của chất gây viêm dạ dày (chất độc hại, bệnh lỵ, ỉa chảy và các bệnh khác) xuất hiện các bệnh chủ yếu do gián Đức lan truyền. Các sinh vật gây bệnh đó mang trên chân và trên thân thể gián và chứa đựng trong thực phẩm và dụng cụ gia đình như thức ăn gián. Phân và da của gián cũng có thể chứa một số chất gây dị ứng làm nhiều người bị dị ứng như mụn nhọt trên da, chảy nước mắt, sổ mũi, nghẹt mũi và hen suyễn.

Gián không phải là vật gây bệnh, nhưng cũng như ruồi nhà, chúng giữ và phát tán mầm bệnh. Chúng có thể là vật mang mầm bệnh đường phong, dịch hạch, thương hàn, virus như bệnh bại liệt, trứng giun sán. Một nghiên cứu của Fakoorziba, MR và cộng sự tại Nhật Bản (2010) đã cho thấy gián Mỹ (Periplaneta americana) và gián Đức (Blattella germanica) là véc tơ tiềm năng của các vi khuẩn gây bệnh được tìm thấy trong nhiễm khuẩn bệnh viện. Ít nhất 25 loài khác nhau mang vi khuẩn y tế quan trọng được phân lập xác định.

Các biện pháp phòng chống gián

1. Vệ sinh sạch sẽ

 Thức ăn cần được đề nơi sạch sẽ và đậy kín trong tủ lưới hoặc tủ lạnh. Tất cả các khu vực trong nhà cần được giữ sạch sẽ đừng để các mẩu thức ăn thừa hoặc các chất hữu cơ vương vãi. Thùng rác phải đậy kín và thường xuyên đổ rác hàng ngày.

 Nên và tất cả các khu trong nhà cần được giữ khô không để vương thức ăn và nước ra nhà.

2. Giảm nơi trú ẩn

 Các tạp phẩm, khăn trải giường, quần áo bẩn, thùng đựng hàng và các vật dụng  bằng gỗ: giá, tủ, giường, vv… cần được kiểm tra trứng gián và gián trước khi đem vào nhà.

Trong một số trường hợp, để làm giảm nơi trú ẩn, nơi đẻ của chúng, cần làm kín các mối nối sàn hoặc kẽ cửa, cần lấp kín các rãnh nước, ống thoát nước, ống dẫn nước uống và ngay cả các cáp điện.

3. Biện pháp sử dụng hóa chất chống gián

 Thực ra diệt gián bằng biện pháp hoá học có gặp một số khó khăn vì chúng rất dễ trở nên quen thuốc chỉ sau vài lần sử dụng, chúng sẽ tiếp xúc với hoá chất mà không chết. Hơn thế nữa chọn hoá chất để diệt chúng rất khó vì bản thân hóa chất đó đã xua chúng và chúng sẽ trảnh không tiếp xúc. Chính vì thế biện pháp hóa học diệt gián là biện pháp làm giảm tạm thời và có thể thực kiện cùng với các biện pháp vệ sinh môi trường, cải thiện nhà ở.

Thuốc diệt gián thường được sử dụng dưới dạng phun tồn lưu và rải bột để diệt ổ và nơi trú ẩn của chúng. Tuy nhiên dùng hoá chất và giá thể mà phun, rải hoá chất. Hoá chất diệt gián còn có thể trộn với chất thu hút để làm thành các mồi bẫy diệt gián.

3.1 Những khu vực cần xử lý

Khu vực cần được phun, rải hoá chất chống gián là bếp, các góc nhà, gỗ ốp tường nhà, xung quanh nơi ẩm thấp, chạn thức ăn, dưới gầm bàn ghế, buồng, nơi gần tủ lạnh,

thùng lạnh, nơi sàn ướt, nơi chuẩn bị thức ăn, ống nước, nơi đề thức ăn của nhà hàng ăn, kho hàng, của các cơ sở kinh doanh đều cần phải phun rái hoá chất diệt gián

 Tần số phun hóa chất diệt gián phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như vậy phun rải đúng kỹ thuật, tốc độ của sự hồi phục của gián sau khi phun rải; hoá chất sử dụng, liều lượng và dạng hoá chất áp dụng, cấu trúc của bề mặt áp dụng, nhiệt độ, độ ẩm không khí và diện bao phủ cũng như diện hoá chất bị phân huỷ. Nhìn chung nếu phun và tường sơn tồn lưu lâu hơn tường không sơn và ở tường gỗ tồn lưu lâu hơn tường gạch và tường bê tông.

Nếu thường xuyên rửa bề mặt phun, rải hoá chất hay quang dầu thì là hủy hoại hoá chất. Nếu phun rải hoá chất 1 lần thì kết quả diệt gián hạn chế. Đối với đa số các loài gián, phun rải nhiều lần bổ trợ cho nhau trong vòng 1 tháng là rất cần thiết để diệt các lứa gián con mới nở và chống tái xuất hiện của gián.

3.2 Phun hóa chất tồn lưu diệt gián

 Phun tồn lưu hoá chất thường áp dụng bằng bình bơm đeo vai hoặc bơm tay áp suất. Bình bơm cần có đầu vòi phù hợp để phun được hóa chất vào khe hốc và những nơi khó phun tới. Độ tỏa hình quạt của đầu vòi rộng, thì tác dụng phun tốt hơn cần phun các hạt rải đều trên bề mặt, song không được phun để nước rò xuống chân tường…

Thường người ta pha hóa chất vào bình bơm khoảng 4 lít đề phun cho 100m2 với vệt phun rộng 30 – 150 cm là hợp lý. Những nơi không có phương tiện có thể dùng chổi quét sơn quét lên bề mặt cần phun, hoặc rải hóa chất, cần áp dụng đúng kỹ thuật khắp những nơi gián thường qua lại và ẩn náu thì hiệu quả mới cao. Thường thì sau đợt phun đầu tiên cẩn thận, từng thời kỳ phải có những đợt phun nhắc lại mới có kết quả, vì gián nở từ bọc trứng và kéo dài trong thời gian từ 1 đến 3 tháng. Bình bơm có cần phun đặc biệt với chlorpyrifos hoặc diazinon có thể diệt gián trong vòng 9 tháng hoặc hơn.

Để rải chất bột cần sử dụng cụ bơm riêng, hoặc bình phun bột, đôi chỗ có thể dùng thìa con để rải. Đầu voi bình phun bột cần dài, mảnh, cong… để có thể phun được bột sâu vào tận nơi cư trú của gián. Khi rải được bột vào các khe hốc, ngoài tác dụng diệt gián, còn có thể xua đuổi gián sang vùng không có hoá chất, hoặc xua chúng ra khỏi nơi cư trú ẩn thích hợp và diệt chúng. Bột hoá chất không được dùng nơi có nước vì sẽ kém hiệu quả. Khi rải bột hoá chất kế hợp với phun tồn lưu thì bột cũng chỉ được rải trong trường hợp bề mặt khô ráo.

3.3 Phun khí dung

Hoá chất để phun khí dung là phun hạt rất nhỏ (0,1- 0,5 um). Phun không gian phù hợp với việc giữ cho hoá chất có tác dụng diệt tồn lưu, song có thể dùng biện pháp này để các giọt này lơ lửng trong không khí để diệt gián khi các giọt này rơi vào mình gián. Có thể dùng biện pháp này để hạ gục nhanh gián (khi dùng hoá chất thuộc nhôm carbamat và pyrethroid), và là biện pháp thích hợp để diệt gián tức thời vi các hạt cực nhỏ này có thể thấm sâu vào hang hốc kín mà chúng ta không trông thấy gián đang trốn. Thường hoá chất Pyrethoid cũng có tác dụng xua gián ra khỏi nơi trú ẩn, tạo điều kiện dễ dàng diệt chúng, phun không gian có thể làm giảm số lượng gián nhanh, song để giữ được hoá chất có tác dụng diệt tồn lưu lâu dài thì cần phun tồn lưu. 

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ diệt gián tại nhà uy tín

3.4 Sử dụng khói để chống gián

Khói là những đám mây hóa chất được tạo thành bằng nhiệt, có kích thước hạt cực nhỏ (0,001 – 0,1 μm), nhỏ hơn hạt phun không gian. Khói có thể thấm len lỏi sâu vào các kẽ ở tường, nền hoặc vào trong các ống thoát trong hệ thống thoát nước.

3.5 Mồi và bẫy gián

 Đã từ lâu người ta sử dụng mồi bả diệt gián trong một số hoàn cảnh, như ở cơ quan, trong các phòng thí nghiệm, đặc biệt để diệt những loài gián đã kháng với hoá chất đang dùng.

 Chất dẫn dụ được sử dụng như thức ăn, dẫn dụ và thu hút do chính loài gián sản xuất ra rất có tác dụng thu hút. Bẫy gián cơ bản là loại bẫy cơ học hoặc bẫy dính. Bẫy đơn giản có thể làm từ một cái hộp, một cái bình hình trụ rỗng, tráng chất nhờn và thức ăn. Gián bị thu hút vào bẫy có đặt bánh mì, nho hoặc các loại thức ăn khác ở đáy hộp và phết một lớp chất nhờn ở các góc để đề phòng gián chạy thoát.

Bả độc sử dụng diệt gián trực tiếp, không cần bẫy. Chúng được trộn lẫn chất thu hút thức ăn và hóa chất diệt côn trùng. Có một số loại bỏ dạng bột nhão. Hiện có nhiều dạng bột nhão có thể tự khô và đặt trực tiếp vào các nơi cần xử lý. Ở một số quốc gia mồi khô được sử dụng bẫy hộp kín rất an toàn cho trẻ em và động vật nuôi. Hiện nhiều loại thức ăn như lạc, thức ăn cho cho hoặc đường maltose được dùng làm mối.

3.6 Các chất xua gián

Nhiều loại dầu thiết yếu như dầu bạc hà, dầu lưu lan hương, được biết là có tác dụng xua gián, nhưng kết quả tốt nhất là đối với các chất tổng hợp dễ chuẩn hoá. Thí dụ: các chất liệu để đóng gói, mặt trong nhà kho có thể được xử lý vi chất deet (N, N – diethyl – 3 toluamide) hoặc DMP (dimethyl phthalate) với một nồng độ thích hợp. Một lượng tồn lưu 0,5 mg deet trên 1 cm có thể xua trên 90% gián Blattella germanica và trên 80% gián Periplaneta americana khỏi các thùng giấy.

Tư vấn mua thuốc diệt gián: 0398 734 659

0/5 (0 Reviews)