Khái quát chung
Họ Rệp giường Cimicidae Latreille, 1802 thuộc bộ cánh nửa Hermiptera, lớp Côn trùng Insecta, ngành Chân đốt Arthropoda.
Rệp đã được đề cập thời Hy Lạp cổ đại vào năm 400 trước công nguyên. Loài Cimex lectularius có thể có nguồn gốc từ Trung Đông, trong hang động, nơi sinh sống của dơi và con người (William Smith & Charles Anthon).
Đặc điểm hình thái của rệp giường
Rệp là côn trùng nhỏ, thuộc động vật hút máu (Hematophagy), không có cánh, cơ thể dẹt, hình bầu dục, con trưởng thành dài 4-7 mm, tiết chất hôi. Bình thường rệp có màu nâu đỏ nhung, khi đốt no máu nó trở nên tròn trĩnh và có màu nâu đen.
Cơ thể gồm ba phần đầu, ngực và bụng. Trên đầu gồm có vòi chắc khoẻ gồm 3 đốt, một đôi anten mảnh dài gồm 4 đốt, hai mắt kép lồi rơ hai bên. Cánh tiêu giảm, đôi cánh trước thoái hóa thành dạng vảy, đôi cánh sau tiêu biến. Ngực 3 đốt phân biệt rõ ràng, mỗi đốt mang một đôi chân. Đốt ngực trước phát triển rộng, tạo thành hốc lõm phía trước chứa đầu trong đó. Đốt ngực giữa hình tam giác. Đốt ngực sau bị vết tích của cánh che phủ ở mặt lưng. Ba đôi chân dài ngắn tùy loài và kết thúc bằng vuốt.
Trứng màu màu trắng dài khoảng 1 mm, hình quả xoan hơi cong, đầu có nắp. Thiếu trùng giống với rệp trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và chưa có cơ quan sinh dục.
Đặc điểm sinh học, sinh thái
Trứng đẻ thành từng đám 10-50 quả và gắn vào giá thể nơi cư trú như kẽ nứt của tường, kẽ giường, chiếu, trứng có thể tồn tại 1 tháng đến 1 năm, trung bình 9-10 ngày nở ra thiếu trùng.
Thiếu trùng trải qua 5 tuổi trong vòng 8 ngày trong điều kiện nhiệt độ và dinh dưỡng thuận lợi. Một con rệp cái đẻ 200 – 500 trứng, trung bình 5 trứng một ngày và đẻ trong vòng đời kéo dài 6 tuần đến vài tháng. Con đực cần đốt máu trước khi giao hợp và con cái cần hút máu trước khi đẻ trứng. Một con đực sẽ giao phối với con cái nhiều lần (Newbery, 1989; Roberts và Janovy, 2000- Usinger, 1966).
Tất cả các giai đoạn thiếu trùng đều hút máu, giống với rệp trưởng thành nhưng kích thước nhỏ hơn và chưa có cơ quan sinh dục. Để hoàn thành sự phát triển trứng cần thời gian từ 6 tuần đến vài tháng, tùy thuộc điều kiện nhiệt độ và thức ăn. Cả rệp đực và rệp cải đều hút máu người khi ngủ chủ yếu vào ban đêm. Khi không có người rệp hút máu chuột, gà hay các động vật khác. Thời gian đốt máu của rệp trưởng thành từ 10 – 15 phút, thời gian thiếu trùng đốt máu ít hơn, và cứ sau ba ngày thì rệp đốt máu lại một lần đối với Climex leciularius: đối với loài Cimex hemipterus mỗi ngày cấn hút máu 5 lần mới đủ sống.
Ban ngày chúng ẩn nấp trong các chỗ tối, khô, trong giường đệm khe kẽ trên tường, sàn nhà và trong các đồ dùng gia đình trong nhà; cũng có thể tìm thấy rệp sau các bức tranh, giấy dán tường. Nơi ẩn náu cũng chính là nơi đẻ trứng của rệp. Rệp xuất hiện nhiều vào mùa nóng trong phòng ngủ. Các phòng ngủ được sưởi ấm trong mùa lạnh cũng là nơi thích hợp với mệp. Rệp không thể phát triển được ở nhiệt độ dưới 130C. Rệp trưởng thành có thể nhịn đói và sống được vài năm.
Rệp không có cánh nên di chuyển chi bộ trong khoảng cách ngắn, từ chỗ này qua chỗ khác trong nhà. Khi sang nhà khác chủ yếu bám vào các vật dụng chuyển tử nhà này sang nhà khác như giường, chiếu, quần áo. (Rozendaal J. A, 1997).
Rệp giường thường phân bố ở đâu?
Trên thế giới có khoảng 100 loài rệp, trong đó hai loài rệp hút máu người phổ biến là Cimex lecularius sống ở nhiều nơi trên trái đất và rệp nhiệt đới Cimex hemipterus sống chủ yếu ở các nước nhiệt đới.
Vai trò gây bệnh, gây hại của rệp giường
Rệp đốt máu gây phiền hà, khó chịu cho con người. Một số người đặc biệt những người có thói quen ở trần có rất ít hoặc không có biểu hiện các vết đốt, chúng chỉ là những điểm đỏ nhỏ mà có thể không gây ngứa. Đối với những người chưa từng bị rệp đốt có thể bị viêm tấy cục, ngứa ngáy dữ dội và mất ngủ cả đêm. Vết đốt gây sưng rắn, hơi trắng và thường tiếp tục chảy máu. Nếu gãi nhiều cây xước da sẽ dễ nhiễm trùng thứ phát. Ở những nhà nhiều rệp, người trong nhà có thể bị hàng trăm con rệp đốt mỗi đêm, điều đó có thể gây ra mất máu và là nguyên nhân gây thiếu máu nhẹ ở trẻ em. Rệp không đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh, nhưng chúng có khi nâng là vật truyền bệnh virus viêm gan B (Rozendanl J. A., 1997; William Wils, W, Thomas London et al., 1977).
Vòng đời của rệp có 3 giai đoạn: Trứng, thiếu trùng và con trưởng thành.
Biện pháp phòng chống rệp giường
Một số rệp có thể xuất hiện ở bất cứ căn hộ nào, đặc biệt là khi các giường, ghế, đệm. Khi mới chớm nhiễm rệp có thể phòng diệt chúng bằng cách đơn giản nhất là dùng que khều bắt rệp ở khe giường, giũ chiếu xuống sản để tìm rệp và diệt, cọ rửa toàn bộ số đồ dùng, đổ nước sôi và phơi ra ngoài nắng.
Sau đó dùng nước sôi dội vào các khe, kẽ giường hoặc dùng đóm lửa lùa vào để đốt chết rệp con và làm ung trứng.
Nếu có điều kiện, dùng dụng cụ hun khói chứa hóa chất pyrethroid diệt côn trùng để hun khói trong nhà. Dụng cụ sẽ cháy khoảng 3-15 phút và chỉ có thể dùng được một lần. Một làn khói với các hột boa. Chất rắn nhỏ được sinh ra có thể len lỏi vào các khe kẽ để giết chết rệp và bọ chét, ruồi, muỗi. Loại màn tẩm hóa chất dùng phòng chống muỗi sốt rét cũng có tác dụng làm sạch rệp và chấy.
Những nhà bị nhiễm rệp nặng, cần phải phun hóa chất diệt tồn lưu. Chỉ một lần phun cũng đủ để tiêu diệt rệp nhưng nếu nó vẫn còn thì có thể phun lại một lần nữa, cách lần thứ nhất không dưới 2 tuần. Hầu hết pyrethroid có tác dụng xua và diệt như: permethrin nồng độ phun 0,5%; cyfluthrin 0,01%; deltamethrin 0,05; lamda-cyhalothrin 0,05%.
Người ta sử đụng bình phun tay để phun tồn lưu. Cần tập trung đặc biệt vào các đệm, rèm, đồ dùng, khe kẽ trên tường và sàn nhà. Trong trường hợp nhiễm nặng, tường và sàn nhà phải phun đến khi tường và sàn nhà ướt (tương ứng với 1 Lít cho 50 m2 đối với bề mặt không thấm nước, 5 tít cho bề mặt thấm nước như tường gạch, đất), cần phun vào buổi sáng để cho khô và tối có thể vào nhà ngủ được. Đệm và giường cần phun cẩn thận tránh làm bẩn và ướt, và phải để gió thổi khô trước khi sử dụng. Có thể dùng máy phun tay phun hóa chất dạng bột lên đệm và giường để tránh làm ướt.
Giường ngủ của trẻ em không nên phun hóa chất diệt tồn lưu mà nên dùng loại có tác dụng ngắn như lọ thuốc phun xông hơi.
Diệt rệp trong kho và ở các dụng cụ bằng malathion 20% cho kết quả tốt (Shoshana Rosen, A. Hadani et al.).
Có thể diệt rệp theo kinh nghiệm dân gian. Dùng một phần hoa hồi, hai phần bồ kết đem tán khô, hòa với thuốc lá, nước điếu rồi nhỏ vào các khe kẽ giường có rệp; hoặc lấy cây thuốc lào tươi rải khắp giường rồi trải chiếu lên, có thể dùng là thuốc lào khô tán nhỏ, rắc vào khe giường hoặc đốt lửa khói vào khe giường. Các biện pháp trên có tác dụng làm cho rệp chui ra để diệt. Dùng máy sấy nhiệt đi vào khe, kẽ giường, phản…